Trả lời kiến nghị cử tri
Báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ Hai - HĐND tỉnh khóa XIX
I. Nhóm ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến ngành, lĩnh vực: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng,
Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Điện năng
1. Lĩnh vực Giao thông vận tải:
1.1. Cử tri xã Hy Cương, thành phố Việt Trì đề nghị: Xem xét, mở rộng đoạn đường Lạc Hồng (đường 32C) từ cổng Trung tâm Lễ hội Đền Hùng đến đường rẽ vào UBND xã Hy Cương (khoảng hơn 100m); mở rộng hành lang vỉa hè đoạn từ nhà hàng Trung Dũng đến đường rẽ đi nút giao IC8 để đảm bảo cân đối mỹ quan khu vực cổng Trung tâm Lễ hội và đảm bảo an toàn giao thông.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành chức năng kiểm tra, xác định đoạn đường Lạc Hồng (quốc lộ 32C) từ cổng Trung tâm
Lễ hội Đền Hùng đến đường rẽ vào UBND xã Hy Cương là đường thẳng,
chất lượng mặt đường thảm bê tông nhựa còn tốt, hệ thống phòng hộ an toàn giao thông được lắp đặt đầy đủ, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Để góp phần chỉnh trang không gian khu vực cổng chính Khu Di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng thì việc mở rộng nền, mặt đường và hè phố là cần thiết. Tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải cho phép triển khai thực hiện.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Lạc Hồng đi nút giao IC8, đặc biệt đoạn đường từ sau UBND xã đi qua nhà Văn hóa khu 3, xã Hy Cương. Đoạn đường này từ lâu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân.
Tuyến đường cử tri phản ánh là đường vành đai số 3 từ UBND xã Hy Cương kết nối với quốc lộ 2 (giáp nút giao IC-8), đây là tuyến đường nội bộ trong quy hoạch của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Hiện tại đoạn đi qua khu vực nhà Văn hóa khu 3 xã Hy Cương không có hệ thống thu, thoát nước thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân để chảy tràn tự do làm hư hỏng, xuống cấp nền, mặt đường. Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng lập dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường nêu trên (tại Văn bản số 2146/UBND-KGVX ngày 21/5/2019); dự kiến triển khai thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025.
Trước mắt, để bảo đảm giao thông và an toàn giao thông, UBND tỉnh giao Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tăng cường công tác duy tu, sửa chữa hư hỏng trên tuyến đường, bảo đảm việc đi lại của nhân dân trong khu vực.
1.2. Cử tri xã Trạm Thản huyện Phù Ninh đề nghị xem xét, giải quyết việc tuyến ĐT.323E đã làm xong được khoảng 5 năm nay nhưng đoạn đường chưa có rãnh thoát nước tại vị trí khu 8, xã Trạm Thản; khu vực này có mật độ dân cư đông đúc, các hộ chăn nuôi liên tục xả nước thải tràn qua mặt đường khiến việc lưu thông, đi lại rất khó khăn;Cử tri các xã Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Liên Hoa, huyện Phù Ninh đề nghị tu sửa, bổ sung hệ thống cống rãnh thoát nước đường chiến thắng Sông Lô và đường 323E để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông; làm rãnh thoát nước tuyến đường 323E qua khu 6, tu sửa đường tỉnh lộ 323G qua khu 8 do đoạn đường không có cống, rãnh thoát nước gây úng ngập, ô nhiễm môi trường.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, xác định các đoạn từ km0+50 - km0+170 (trái tuyến) và từ km5 -km5+100 (phía phải tuyến) của ĐT.323E; đoạn từ km31+550 - km31+750 (phải tuyến) của ĐT.323; đoạn từ km11+350 -km11+500 của ĐT.323G thuộc địa phận các xã Trạm Thản,
Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Liên Hoa huyện Phù Ninh; đây là những đoạn tuyến trong quá trình thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp người dân không bàn giao mặt bằng để hoàn thiện rãnh dọc theo thiết kế được duyệt. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương, vận động nhân dân để triển khai thi công khắc phục tình trạng trên; tuy nhiên, đến nay mới thực hiện được 100m rãnh dọc (Km5 - km5+100 đường tỉnh 323E thuộc địa bàn xã Trạm Thản).
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện rãnh dọc thoát nước tại các khu vực nêu trên, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
1.3. Cử tri các xã Bảo Thanh, Phú Lộc đề nghị cải tạo, nâng cấp tuyến đường 323D đoạn từ xã Phú Lộc đi xã Bảo Thanh do đoạn đường trên đã xuống cấp nghiêm trọng; có nhiều vị trí sụt lún gây ngập úng khi trời mưa, ảnh hưởng tới giao thông đi lại của Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, xác định đoạn đường tỉnh 323D từ xã Phú Lộc đi xã Bảo Thanh (km6+100 - km8+658) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.323D do Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bách Việt tài trợ theo hình thức xã hội hóa. Hiện nay, dự án này đang trong quá trình triển khai thực hiện.
Tiếp thu ý kiến phản ánh của cư tri, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải và UBND huyện Phù Ninh tiếp tục đôn đốc Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bách Việt đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành dự án, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
1.4. Cử tri xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ đề nghị:
- Đầu tư xây dựng hệ thống rãnh thoát nước ven tuyến ĐT.320B (đoạn qua trung tâm xã Hà Thạch - từ chợ Ga Xép đến khu đấu giá quyền sử dụng đất thuộc khu 5 cũ) để giải quyết tình trạng thường xuyên bị ngập úng khi trời mưa, bảo đảm môi trường và an toàn giao thông cho nhân dân.
Về kiến nghị này của cử tri, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định đầu tư sửa chữa nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, hệ thống an toàn giao thông đoạn tuyến trên (Quyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 10/9/2021). Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Giao thông vận tải (chủ đầu tư) khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định, dự kiến sẽ triển khai thực hiện trong năm 2022.
- Lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo giao thông trên tuyến ĐT.320B và ĐT.325B đoạn qua xã Hà Thạch do có lưu lượng giao thông cao, đặc biệt có các xe trọng tải lớn lưu thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, xác định:
Hiện nay trên hai tuyến đường này đã lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn hiện hành (QCVN 41:2019/BGTVT). UBND tỉnh giao đã Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, làm tốt công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa kịp thời hệ thống báo hiệu đường bộ hiện có hoặc lắp đặt bổ sung biển báo khi có yêu cầu phát sinh. Mặt khác, UBND tỉnh đã giao UBND thị xã Phú Thọ làm chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 325B trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, sẽ tiếp tục đầu tư đồng bộ tuyến đường, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.5. Cử tri xã Thanh Hà, Sơn Cương, huyện Thanh Ba phản ánh và đề nghị giải quyết việc: Đường quốc lộ 2D đoạn qua địa phận xã Sơn Cương có nút thắt của đường sắt gây khó khăn đi lại của người dân; đoạn qua địa phận xã Thanh Hà đã được nâng cấp sửa chữa, tuy nhiên một số vị trí trên tuyến đường không có cống thoát nước, có đoạn đường thì làm cống hở không có nắp đậy, nước thải thường xuyên đọng lại gây ô nhiễm môi trường xung quanh và nguy hiểm cho người tham gia giao thông
- Về nội dung “Đường quốc lộ 2D đoạn qua địa phận xã Sơn Cương có nút thắt của đường sắt gây khó khăn đi lại của người dân”:
UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, xác định đoạn đường trên thuộc đường huyện 13, do UBND huyện Thanh Ba quản lý. UBND tỉnh giao UBND huyện Thanh Ba làm việc, đề nghị Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú đầu tư mở rộng lối giao giữa đường bộ và đường sắt nêu trên, đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.
- Về nội dung “Đoạn quốc lộ 2D qua địa phận xã Thanh Hà đã được nâng cấp sửa chữa, tuy nhiên một số vị trí trên tuyến đường không có cống thoát nước, có đoạn đường thì làm cống hở không có nắp đậy, nước thải thường xuyên đọng lại gây ô nhiễm môi trường xung quanh và nguy hiểm cho người tham gia giao thông”:
Nội dung cử tri phản ánh thuộc đoạn km47+470 - km49+200 quốc lộ 2D; đoạn tuyến này đã được Sở Giao thông vận tải tổ chức thi công xây dựng hoàn thành từ tháng 7 năm 2021 theo đúng hồ sơ thiết kế do Tổng cục Đường bộ
Việt Nam phê duyệt. Qua kiểm tra thực tế nhiều vị trí hộ dân dọc hai bên tuyến đường đấu nối trực tiếp hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, chăn nuôi chưa qua xử lý ra hệ thống rãnh này dẫn đến tình trạng ùn ứ nước thải cục bộ ở một số đoạn, trong từng thời điểm xả thải gây mùi hôi, thối. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, cân đối nguồn lực để xây dựng hệ thống rãnh hộp kín thay thế những đoạn rãnh hở để giảm thiểu ô nhiễm, môi trường.
Trước mắt, UBND tỉnh giao UBND huyện Thanh Ba tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;có giải pháp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
1.6. Cử tri xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba đề nghị đầu tư nâng cấp tuyến đường 320 đoạn qua địa bàn xã Đỗ Xuyên có nhiều vị trí bị sụt lún, xuống cấp, để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, xác định đoạn đường này là ĐT.320 cũ và đã được bàn giao cho UBND huyện Thanh Ba quản lý từ năm 2017 (Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 09/10/2017). Tiếp thu phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Thanh Ba nghiên cứu, đưa dự án cải tạo tuyến đường trên vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện để triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025.
1.7. Cử tri và Nhân dân xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng phản ánh và đề nghị xem xét đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT.323I có chiều dài hơn 15km. Hiện nay tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt đoạn từ khu Sông Lô đến khu Làng Vải, đoạn chân cầu Sông Lô và nhiều đoạn khác đều xuống cấp, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, phương tiện tham gia giao thông; Cử tri và Nhân dân xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện tuyến ĐT.322 chạy qua khu Đông Dương, xã Hùng Xuyên đi tỉnh Tuyên Quang có chiều dài khoảng 1,6 km.
Tiếp thu ý kiến phản ánh của cư tri, UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông vận tải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sửa chữa các tuyến đường trên
(tại Văn bản số 4820/UBND-KTN ngày 20/10/2021). Trước mắt, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải thực hiện sửa chữa khẩn cấp ba đoạn nền, mặt đường bị hư hỏng nghiêm trọng với tổng chiều dài 0,94km trên ĐT.323I, thời gian hoàn thành trong quý I, năm 2022. UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Giao thông vận tải khẩn trương thi công sửa chữa các đoạn bị hư hỏng nặng thuộc ĐT.323I và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định, sớm triển khai xây dựng các đoạn còn lại, bảo đảm an toàn giao thông, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
1.8. Cử tri huyện Tam Nông đề nghị lắp đèn tín hiệu cảnh báo giao thông tại khu vực cầu Trung Hà, tuyến đường quốc lộ 32, tỉnh lộ 316, huyện lộ và đường dân sinh để đảm bảo cho các phương tiện giao thông được lưu thông an toàn.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ thu thập các số liệu về lưu lượng giao thông, tình hình tai nạn giao thông... theo các quy định. Tuy nhiên, đối chiếu với các quy định hiện hành thì hiện tại nút giao này chưa đáp ứng điều kiện để lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, UBND huyện Tam Nông tiếp tục theo dõi, kịp thời đề xuất lắp đặt đèn tín hiệu tại vị trí nút giao này khi đủ điều kiện theo quy định.
1.9. Cử tri các xã Yên Dưỡng, Điêu Lương, Văn Khúc, huyện Cẩm Khê đề nghị đầu tư nâng cấp, sửa chữa tuyến ĐT.313C đoạn từ đường vào Trung đoàn 753 thuộc xã Yên Dưỡng (đoạn chạy qua xã Văn Khúc đến điểm tiếp giáp khu Đồng Sấu của xã Chương Xá) với tổng chiều dài khoảng 6km. Hiện đoạn đường này xuống cấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh để đầu tư nâng cấp tuyến đường trên (tại văn bản số 4781/UBND-KTN ngày 18/10/2021). Khi cân đối, bố trí được nguồn vốn, UBND tỉnh sẽ giao Sở Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.10. Cử tri xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê đề nghị duy tu, bảo dưỡng tuyến ĐT.313E từ xã Phú Lạc đi xã Tạ Xá; đặc biệt là đoạn từ cầu Tạ Xá đến trường Tiểu học Tạ Xá 1 đã xuống cấp nghiêm trọng
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải đưa tuyến đường trên vào Kế hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Khi cân đối, bố trí được nguồn vốn, UBND tỉnh sẽ giao Sở Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành. Trước mắt, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, làm tốt công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa kịp thời hư hỏng phát sinh, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.11. Cử tri và Nhân dân huyện Cẩm Khê đề nghị quan tâm, đầu tư xây dựng 01 cây cầu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Cẩm Khê (thị trấn Cẩm Khê) và huyện Thanh Ba (xã Chí Tiên) để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung kiến nghị của cử tri đã được UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải lập Báo cáo chủ trương đầu tư tuyến đường và cầu Tình Cương qua sông Hồng (tại văn bản số 4338/UBND-KTN ngày 24/9/2021). Tuy nhiên, đây là dự án có quy mô, kinh phí đầu tư lớn, do vậy cần có thời gian để cân đối nguồn lực và tranh thủ hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Sau khi cân đối, xác định được nguồn vốn đầu tư, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo sớm triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo quy định, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
1.12. Cử tri xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa đề nghị chỉ đạo xử lý điểm sạt lở trên tuyến ĐT.314 thuộc địa phận khu 4 xã Hương Xạ, do mưa lũ làm sạt lở vào mép đường nhựa từ tháng 10/2020, đến nay chưa khắc phục nên rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải kiểm tra, khắc phục, hoàn thành trong tháng 8/2021.
1.13. Cử tri và Nhân dân xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa tiếp tục đề nghị đầu tư xây dựng cầu cứng bê tông qua ngòi Lao thay cho cầu treo hiện nay để bảo đảm thuận tiện và an toàn giao thông cho người dân.
Việc đầu tư cầu mới thay thế cầu treo hiện tại là cần thiết; tuy nhiên, hiện UBND tỉnh đang đôn đốc khẩn trương hoàn thiện các thủ tục khởi công công trình Đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh, QL.32C, QL.70B tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái (dự kiến khởi công trong tháng 11/2021), trong đó có xây dựng mới cầu qua Ngòi Lao, tại xã Vô Tranh (cách cầu treo hiện tại về phía thượng lưu khoảng1,5 km).
Trước mắt, UBND tỉnh giao UBND huyện Hạ Hòa khẩn trương kiểm tra, chỉ đạo thực hiện công tác duy tu, sửa chữa kịp thời hư hỏng của cầu treo Vô Tranh, bảo đảm an toàn cho giao thông đi lại của nhân dân; đồng thời, có các giải pháp kiểm soát chặt chẽ đối với các phương tiện không được phép lưu thông qua cầu.
1.14. Cử tri xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn đề nghị xem xét, sớm có giải pháp nâng cấp cống thoát nước qua đường quốc lộ 32A (khu Ao Vèn, Đồn Uớt, Việt Phú); hiện nay cống có tiết diện quá nhỏ, không kịp tiêu thoát nước khi mưa lớn, gây ngập cục bộ làm mất an toàn giao thông, thiệt hại cây trồng và vật nuôi của một số hộ dân.
Tiếp thu phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức thi công xây dựng hoàn thành cống mới, khẩu độ thoát nước D=1,5m, thay thế cống cũ. Qua theo dõi, cống mới bảo đảm thoát nước, không còn tình trạng ngập nước khi mưa lớn.
1.15. Cử tri xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn đề nghị tiếp tục thi công hoàn thiện tuyến đường liên xã: Cự Thắng - Cự Đồng - Thắng Sơn (chương trình CT229) được triển khai thi công từ năm 2016; tuyến quốc lộ 70B đi khu Chón đến xã Thắng Sơn; tuyến từ chợ Cự Đồng đi Quyết Tiến đến xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy.
- Đối với Tuyến đường giao thông liên xã Cự Thắng - Cự đồng - Thắng Sơn (thuộc CT 229): Do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên việc triển khai dự án còn khó khăn. Để phát huy hiệu quả đầu tư, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ bổ sung kinh phí cho dự án để sớm đưa vào khai thác sử dụng (dự kiến hoàn thành trong năm 2021).
- Đối với Tuyến quốc lộ 70B đi khu Chón đến xã Thắng Sơn và tuyến từ chợ Cự Đồng đi Quyết Tiến đến xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy: Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt trong danh mục các công trình, dự án ưu tiên để thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Hiện nay, UBND tỉnh đang đôn đốc UBND huyện Thanh Sơn tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định, sớm triển khai đầu tư xây dựng công trình, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân.
1.16. Cử tri xã Minh Đài, huyện Tân Sơn đề nghị nâng cấp tuyến ĐT.316E (đoạn từ ngã ba xã Minh Đài đi xã Kim Thượng) do nhiều vị trí đã xuống cấp nghiêm trọng, để bảo đảm thuận lợi cho người dân tham gia giao thông.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh để đầu tư nâng cấp tuyến đường trên (tại văn bản số 4781/UBND-KTN ngày 18/10/2021). Khi cân đối, bố trí được nguồn vốn, UBND tỉnh sẽ giao Sở Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.17. Cử tri các xã Lai Đồng, Kiệt Sơn, Tân Sơn, huyện Tân Sơn đề nghị nâng cấp tuyến ĐT.316I (đoạn từ ngã 3 Đồng Than qua địa phận xã Lai Đồng, Kiệt Sơn, Tân Sơn đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn). Hiện nay tuyến đường này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, người dân tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh để đầu tư nâng cấp tuyến đường trên (tại văn bản số 4781/UBND-KTN ngày 18/10/2021). Khi cân đối, bố trí được nguồn vốn, UBND tỉnh sẽ giao Sở Giao thông vận tải triển khai đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.18. Cử tri xã Xuân Sơn đề nghị cải tạo, sửa chữa đoạn tuyến km17+380 thuộc ĐT.316H đã bị sạt taluy âm, có khe hở hàm ếch, chiều dài khoảng 8m, chiều sâu khoảng 0,5m, nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, chỉ đạo sửa chữa, khắc phục xong. Hiện nay, đoạn đường này đã đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.
1.19. Cử tri thành phố Việt Trì phản ánh Đường đê Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ Cầu Văn Lang đến Trụ sở Công an phường Bến Gót) do xe vận chuyển vật liệu rơi vãi trên đường tràn lấp các cống và rãnh thoát nước, nhiều năm nay không được nạo vét, vệ sinh nên gây bụi bẩn ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh. Mặt khác, tuyến đường này chưa có hệ thống đèn đường gây khó khăn cho việc đi lại của người dân cũng như các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường; hệ thống các nắp cống của các hố ga chưa có, gây mất an toàn giao thông. Đề nghị xem xét, có phương án để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Tiếp thu phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Việt Trì chỉ đạo lực lượng công an tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh đối với các xe quá khổ, quá tải, xe vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm môi trường trên tuyến đường này nói riêng và các tuyến đường trên thành phố nói chung. Đồng thời, chỉ đạo nạo vét cống rãnh, bảo đảm tiêu thoát nước mặt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đi lại của nhân dân.
Để góp phần chỉnh trang không gian đô thị, nâng cao đời sống nhân dân, UBND tỉnh giao UBND thành phố Việt Trì chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất đầu tư hoàn thiện đồng bộ tuyến đường, bảo đảm an toàn giao thông.
1.20. Cử tri các xã Vĩnh Lại, Xuân Huy, huyện Lâm Thao đề nghị đầu tư cải tạo, nâng cấp đường gom dân sinh hai bên Quốc lộ 2D do có nhiều đoạn bị lấp, mặt đường võng sâu, hư hỏng, chưa có rãnh thoát nước gây ngập úng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác định: Trên địa bàn xã Xuân Huy các dốc lên xuống đê cơ bản đã được đầu tư xây dựng mới; các dốc trên địa bàn xã Vĩnh Lại cơ bản đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân. Hiện nay, chỉ có 02 dốc tại km89+250 và km91+580 phía sông bị xuống cấp, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lâm Thao báo cáo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa 02 dốc đê nêu trên vào Kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đê điều năm 2021, dự kiến sẽ thi công hoàn thành trong 2021.
1.21. Cử tri xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì phản ánh: Dự án thi công tuyến đường giao thông từ Đền Hùng đi cầu Phòng Châu, trong quá trình thi công đã làm sạt đất dẫn đến ngập úng diện tích gieo cấy của 14 hộ dân. UBND xã Chu Hóa đã làm việc với Ban Quản lý Dự án yêu cầu hỗ trợ diện tích lúa bị ngập úng, tuy nhiên đến nay các hộ dân vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ. Đề nghị xem xét, chỉ đạo để các hộ dân được nhận hỗ trợ.
Tiếp thu phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Lâm Thao kiểm tra, xác định: Trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án và các đơn vị liên quan làm việc, thống nhất với UBND xã Chu Hóa
để triển khai khắc phục những ảnh hưởng của quá trình thi công đến sản xuất nông nghiệp, không để tình trạng ngập úng, đủ điều kiện để bà con nhân dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số hộ dân không canh tác sản xuất
(bỏ ruộng) nhưng vẫn đề nghị được hỗ trợ do ngập úng là không phù hợp, không có cơ sở để xem xét, giải quyết.
1.22. Cử tri xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba đề nghị đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường Hoàng Cương - Chí Tiên - Đông Thành do đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Tiếp thu phản ánh của cử tri, UBND tỉnh giao UBND huyện Thanh Ba tổng hợp các tuyến đường trên vào kế hoạch đầu tư trung hạn của huyện để đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2025, có kế hoạch phân kỳ đầu tư bảo đảm phù hợp với khả năng huy động nguồn lực của địa phương. Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư nâng cấp các tuyến đường nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
2. Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
2.1. Cử tri các xã Vĩnh Lại, Xuân Huy, huyện Lâm Thao đề nghị đầu tư mở rộng, nâng cấp một số dốc lên, xuống đê trên địa bàn xã Vĩnh Lại do hiện nay một số dốc đê tại khu 3, khu 4, khu 8, khu 9 có mặt dốc hẹp, bị lún sụt,
hư hỏng, gây khó khăn cho việc đi lại và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân tham gia giao thông
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác định: Trên địa bàn xã Xuân Huy các dốc lên xuống đê cơ bản đã được đầu tư xây dựng mới; các dốc trên địa bàn xã Vĩnh Lại cơ bản đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân. Hiện nay, chỉ có 02 dốc tại km89+250 và km91+580 phía sông bị xuống cấp, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lâm Thao báo cáo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa 02 dốc đê nêu trên vào Kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đê điều năm 2021, dự kiến sẽ thi công hoàn thành trong 2021.
2.2. Cử tri các xã Tuy Lộc, Hùng Việt, huyện Cẩm Khê đề nghị đầu tư xây dựng bờ kè phía tả sông Hồng: đoạn thuộc xóm Thượng, dài khoảng 500m, đoạn từ khu Tân An đến khu Bình Minh, dài khoảng 1 km thuộc xã Tuy Lộc; đoạn từ khu xóm Chùa đến khu Hiền Đa 1 dài khoảng 3 km thuộc xã Hùng Việt. Cử tri phản ánh hàng năm vào mùa lũ đất bờ sông liên tục
sụt lún, sạt lở gây nguy hiểm đến hành lang an toàn giao thông; đợt lũ năm 2020 tại xã Hùng Việt đã có nhà của hộ gia đình chịu ảnh hưởng bở sạt lở, phải đi ở nhờ.
Do kinh phí để khắc phục các sự cố sạt lở nêu trên rất lớn, vượt quá khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; trong khi đó, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và xử lý các sự cố thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản nhân dân. Để có cơ sở triển khai thực hiện trong thời gian tới, UBND đã ban hành Kế hoạch Phòng chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh, trong đó có các vị trí sạt lở cử tri phản ánh (tại Kế hoạch số 5635/KH-UBND ngày 17/12/2020). Đồng thời, để tranh thủ hỗ trợ từ ngân sách trung ương, UBND tỉnh đã có các văn bản số 1372/UBND-KTN ngày 08/4/2021 và số 1866/UBND-KTN ngày 10/5/2021 đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí để xử lý sự cố sạt lở trên; sau khi cân đối, xác định được nguồn lực đầu tư, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo xử lý khắc phục sự cố, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Trước mắt để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong khu vực, UBND tỉnh giao UBND huyện Cẩm Khê chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã Hùng Việt, Tuy Lộc thực hiện nghiêm túc Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển của Thủ tướng Chính phủ; cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở, không cho người, gia súc, phương tiện vào khu vực nguy hiểm để tránh thiệt hại. Đồng thời, sẵn sàng phương án di dời người và tài sản của nhân dân trong khu vực sạt lở đến nơi an toàn khi cần thiết; thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến sạt lở và báo cáo kịp thời Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi có tình huống phát sinh.
2.3. Cử tri các xã Bằng Giã, Văn Lang, Đan Thượng, huyện Hạ Hòa đề nghị có chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc dồn đổi, tích tụ ruộng đất của những xã không đủ diện tích liền kề từ 30ha trở lên.
Thực hiện Nghị quyết số số 08 - NQ/TU ngày 15/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; giai đoạn 2016 - 2020 có 53 xã, thị trấn của 8 huyện, tổ chức triển khai công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai trên thực địa, trong đó có 15 xã, thị trấn của 4 huyện đủ điều kiện hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh (huyện Yên Lập 01 thị trấn, huyện Tam Nông 05 xã, huyện Thanh Ba 05 xã, huyện Cẩm Khê 04 xã); các xã còn lại, do không đáp ứng điều kiện vùng thực hiện dồn đổi có quy mô diện tích liền vùng tối thiểu 30 ha... nên không được hỗ trợ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ tại Báo cáo số 101-BC/TU ngày 14/9/2021 về việc Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU: “Đối với các diện tích đã thực hiện dồn đổi nhưng không đạt tiêu chí theo Nghị quyết, không đủ điều kiện hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, chỉ đạo thực hiện chỉnh lý và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng lồng ghép, gắn với các chương trình, dự án quy hoạch đất đai cấp huyện”, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành, thị thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án quy hoạch đất đai cấp huyện để thực hiện việc chỉnh lý và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những diện tích nêu trên.
Mặt khác, để khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn để trình HĐND tỉnh ban hành, trong đó có đề xuất chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.4. Cử tri các xã Đan Thượng, Hiền Lương, Xuân Áng, huyện Hạ Hòa đề nghị Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ khảo sát kiểm tra, có kế hoạch tu sửa, xây mới các tuyến mương tưới tiêu trên địa bàn xã thuộc Công ty quản lý. Sau nhiều năm vận hành, khai thác, các tuyến mương này đã bị xuống cấp, sụt, lún, vỡ hỏng không đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất.
Do nguồn kinh phí hạn hẹp, khối lượng kênh mương trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị hư hỏng nhiều; vì vậy, việc sửa chữa, duy tu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hạ Hòa trong năm 2022 (trong đó có các tuyến kênh mương cử tri phản ánh), đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
2.5. Cử tri xã Trung Sơn, huyện Yên Lập phản ánh và đề nghị khắc phục nền đường đã xuống cấp từ xã Trung Sơn đi xã Xuân An, do bị ảnh hưởng trong quá trình thi công xây dựng Hồ chứa nước Ngòi Giành.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Xuân An - Trung Sơn, huyện Yên Lập (tại Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 13/5/2021). Hiện nay, UBND tỉnh đang đôn đốc chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, sớm triển khai xây dựng, bảo đảm giao thông đi lại của nhân dân. Trước mắt, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị thi công công trình hồ chứa nước Ngòi Giành tiếp tục sửa chữa, khắc phục một số vị trí mặt đường bị hư hỏng, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
3. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường:
3.1. Cử tri xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh phản ánh: Các hộ dân trong phạm vi bán kính từ khu xử lý rác thải (cách 500m) thường xuyên phải ngửi thấy mùi hôi, thối rất khó chịu, nhất là khi thời tiết thay đổi. Đề nghị có những giải pháp để đảm bảo an toàn cho người dân; có chính sách cho các hộ dân được di rời ra vùng an toàn.
Ngày 25/10/2021, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4898/UBND-KTN cho chủ trương thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân có phần diện tích đất ở và đất trồng cây lâu năm (đất vườn) nằm trong phạm vi không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường của dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh. Đồng thời giao UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo rà soát, xác định chính xác số hộ dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư bảo đảm an toàn môi trường thực hiện dự án nêu trên theo quy định; xác định vị trí tái định cư phù hợp, bảo đảm các nhu cầu an sinh xã hội của người dân; tổ chức lập và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành.
3.2. Cử tri xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đề nghị có biện pháp giải quyết tình trạng xả thải chưa qua xử lý của Cụm công nghiệp Đồng Lạng. Theo phản ánh của cử tri, nguồn nước xả thải tại Cụm công nghiệp Đồng Lạng gây ô nhiễm môi trường sống, nguồn nước ngầm; việc trồng trọt, chăn nuôi của người dân xung quanh khu vực khu công nghiệp bị ảnh hưởng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị chức năng đã tăng cường nắm bắt tình hình, giám sát hoạt động xả nước thải vào mương thoát nước chung trên địa bàn xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh. Tháng 4/2021, các cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử lý vi phạm hành chính 100 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần KPC Phú Thọ (sản xuất, chế biến Kaolin thuộc Cụm công nghiệp Đồng Lạng) đối với hành vi xả nước thải sản xuất và nước mưa bề mặt từ bãi tập kết nguyên liệu chảy vào hệ thống thoát nước mưa và chảy ra mương thoát nước của khu vực, đồng thời yêu cầu Công ty khắc phục ngay hành vi vi phạm. Đến nay, Công ty đã cơ bản khắc phục hành vi vi phạm, đang thực hiện đầu tư xây dựng nhà kho chứa nguyên liệu đầu vào theo đúng yêu cầu.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và UBND huyện Phù Ninh tăng cường kiểm soát các nguồn xả nước thải vào mương thoát nước chung thuộc địa bàn xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh; giám sát hoạt động xả thải của Cụm công nghiệp Đồng Lạng và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định.
3.3. Cử tri huyện Tam Nông đề nghị có biện pháp giám sát việc thực hiện đánh giá tác động môi trường việc xả chất thải, khí thải của các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn tại xã Tề Lễ (Công ty TNHH Lợn giống Dabaco Phú Thọ) và chăn nuôi gà tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt của người dân tại các xã Tề Lễ, Quang Húc.
- Đối với nội dung Cử tri huyện Tam Nông đề nghị có biện pháp giám sát việc thực hiện đánh giá tác động môi trường việc xả thải, khí thải của trang trại chăn nuôi lợn tại xã Tề lễ, huyện Tam Nông (Công ty TNHH Lợn giống DABACO Phú Thọ).
Dự án chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm tại xã Tề Lễ, huyện Tam Nông của Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tại Quyết định số 2902/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 và Quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 8/4/2020. Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tháng 02/2021, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Dự án đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra thường xuyên theo kế hoạch 2021. Kiểm tra thực tế cho thấy công ty đã thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi lợn theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt. Kết quả phân tích các mẫu quan trắc môi trường nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Tam Nông tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với Công ty trong quá trình triển khai thực hiện dự án; yêu cầu Công ty thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
- Đối với kiến nghị về ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi gà tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt của người dân tại các xã Tề Lễ, Quang Húc.
Dự án Đầu tư chăn nuôi gà giống trứng và gà đẻ trứng thương phẩm
sản xuất trứng gà sạch tại xã Sơn Tình và xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê của Công ty TNHH một thành viên Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2110/
QĐ-UBND ngày 21/8/2019. Công ty đã được UBND tỉnh cho phép vận hành thử nghiệm toàn bộ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án tại Văn bản số 1052/UBND-KTN ngày 22/3/2021. Quá trình vận hành thử nghiệm của Công ty còn phát sinh mùi, khí thải và nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt của người dân xung quanh. Hiện tại, Công ty vẫn đang tiếp tục hiệu chỉnh công trình xử lý khí thải, nước thải để đảm bảo hiệu quả của hệ thống xử lý và đạt các quy chuẩn môi trường.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Cẩm Khê và các cơ quan có liên quan tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động của Công ty, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định nếu xảy ra hiện tượng gây ô nhiễm môi trường; đồng thời phối hợp với đơn vị có đủ chức năng tiến hành đo đạc, lấy mẫu khí thải, nước thải để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý theo quy định.
3.4. Cử tri xã Hùng Sơn, huyện Thanh Sơn phản ánh: Trên địa bàn xã có nhà máy sản xuất than hoạt tính của Công ty HAT thường xuyên phát thải khói có mùi rất khó chịu, gây ô nhiễm môi trường cho các hộ dân thuộc khu Khuân 2. Đề nghị kiểm tra làm rõ hiện trạng xả khí ra môi trường của Nhà máy để đảm bảo môi trường sinh sống cho người dân.
Dự án Nhà máy chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ nội thất tại xóm Khuân, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn của Công ty TNHH Khoáng sản và Xây dựng HAT (gọi tắt là Công ty HAT) được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 01/8/2017. Năm 2019, Công ty HAT đã lập báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của phân kỳ giai đoạn 1 sản xuất viên gỗ nén và than hoạt tính thuộc dự án, được UBND tỉnh xác nhận tại Giấy xác nhận số 5652/GCN-UBND ngày 04/12/2019. Dự án đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra theo kế hoạch năm 2021. Kiểm tra thực tế cho thấy Công ty HAT đã thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất viên nén và than hoạt tính theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt. Kết quả phân tích các mẫu quan trắc môi trường nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Thanh Sơn tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát; yêu cầu Công ty HAT thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được duyệt; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
3.5. Cử tri xã Bình Phú, huyện Phù Ninh đề nghị thu hồi giấy phép khai thác cát sỏi của Công ty Gia Thịnh và không cấp phép khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Bình Phú do Công ty khai thác gây sạt lở đất sản xuất của người dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên địa bàn xã
Sau khi nhận được ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Phù Ninh, UBND xã Bình Phú tiến hành kiểm tra việc khai thác cát, sỏi tại tại sông Lô thuộc địa bàn xã Bình Phú: Tại thời điểm kiểm tra (ngày 30/9/2021), Công ty TNHH Gia Thịnh không tiến hành khai thác, không có phương tiện khai thác tại khu vực sông Lô, xã Bình Phú, huyện Phù Ninh. Kiểm tra dọc bờ vở sông Lô thuộc địa phận xã Bình Phú, ghi nhận khu vực sạt lở có chiều dài 330,0m; chiều sâu vở lở khoảng 8m, hiện tượng sạt lở chưa rõ nguyên nhân.
Ngày 12/10/2021, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4646/UBND-KTN yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng Gia Thịnh Phú Thọ dừng hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông thuộc xã Bình Bộ (nay là xã Bình Phú) với diện tích là 12,3 ha kể từ ngày 05/10/2021; Công ty có trách nhiệm tổ chức bảo vệ khoáng sản, bảo đảm an toàn công trình mỏ, có các biện pháp phòng, chống sự cố về môi trường, sạt lở bờ vở sông, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi xung quanh khu vực mỏ. Đồng thời chỉ đạo Công an tỉnh, UBND huyện Phù Ninh tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi tại khu vực, đảm bảo an ninh trật tự; theo dõi diễn biến sát lở bờ vở sông, kịp thời báo cáo UBND tỉnh.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, UBND huyện Phù Ninh và các cơ quan liên quan nắm bắt thông tin để kịp thời kiểm tra, ngăn chặn, xử lý,
kiến nghị xử lý đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; đôn đốc, yêu cầu Công ty TNHH xây dựng Gia Thịnh Phú Thọ thực hiện đúng quy định, cam kết trong Giấy phép khai thác khoáng sản đã ký kết.
3.6. Cử tri và Nhân dân xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy phản ánh: Công ty Cổ phần Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ Phú Đức được cấp phép khai thác cát trên sông Đà đến ngày 16/9/2021. Tuy nhiên, hiện khu vực bãi nổi đã bị lở gần 1/4 diện tích và sụt lún bờ kè đoạn Khu 1, xã Xuân Lộc. Mặc dù đoạn sụt lún đã được nhà nước đầu tư xử lý nhưng để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống ven sông Đà và không gây sụt lở bãi nổi, cử tri và Nhân dân xã Xuân Lộc đề nghị rà soát, không gia hạn khai thác cát sau ngày 16/9/2021.
Nội dung cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện Thanh Thủy, UBND xã Xuân Lộc (có mời đại diện trưởng các khu dân cư 1, 2, 3, 4, 5 ven sông Đà) tổ chức kiểm tra, xác định: Hiện trạng bờ kè trên tuyến sông Đà đoạn sông đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và Dịch vụ Phú Đức khai thác cát tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy không có hiện tượng sạt lở; bờ kè tại vị trí dưới hạ lưu khu vực khai thác có hiện tượng sụt lún50 m tại địa phận khu 1 (thuộc đoạn Km30 - Km31) và sạt lở bãi bồi giữa sông Đà chiều rộng khoảng 120 m, chiều dài khoảng 800 m nhưng chưa xác định được nguyên nhân.
Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Phú Đức đã dừng mọi hoạt động khai thác cát lòng sông Đà, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy từ ngày 30/8/2021 theo yêu cầu của UBND tỉnh.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra sơ bộ, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Thanh Thủy xác định cụ thể các vị trí sạt lở, nguy cơ sạt lở, xác định nguyên nhân gây sạt lở bờ kè, bãi sông; đánh giá hiện trạng sạt lở tại khu vực bãi nổi tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, đề xuất biện pháp xử lý. Đồng thời, UBND tỉnh chưa xem xét, việc gia hạn khai thác cát cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Phú Đức sau ngày 16/9/2021.
3.7. Cử tri xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn đề nghị không cấp lại giấy phép khai thác quặng tại mỏ sắt khu 13 (xóm Chòi Hãn). Theo cử tri, đây là vị trí đầu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân; hoạt động khai thác trước đây đã làm xô lấp ruộng, ô nhiễm nước do bùn đất thải, gây bức xúc trong Nhân dân
Mỏ quặng sắt Chòi Hãn, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn trước đây được UBND tỉnh cấp phép khai thác cho Công ty Cổ phần Gang thép công nghiệp Việt Nam từ tháng 02/20210 đến tháng 02/2015. Hết thời hạn giấy phép, UBND tỉnh không gia hạn và yêu cầu Công ty đánh giá trữ lượng còn lại, chuyển Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét theo thẩm quyền. Tháng 01/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 353/QĐ-BTNMT công bố khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, cấp phép khai thác theo quy định.
Đến nay, UBND tỉnh đang xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và cấp phép khai thác; yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương rà soát, thẩm định chặt chẽ, bảo đảm đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
3.8. Cử tri huyện Yên Lập tiếp tục phản ánh và đề nghị việc đất lâm nghiệp thuộc Công ty Lâm nghiệp Yên Lập đang quản lý hiện có nhiều diện tích đất bỏ hoang, lãng phí; vì vậy đề nghị bàn giao lại cho người dân canh tác, sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống
Thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty nông, lâm nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng sản xuất, quản lý sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh, thực hiện các thủ tục để Tổng Công ty Giấy Việt Nam bàn giao đất cho địa phương. Ngày 24/11/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3087/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng Công ty giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó đối với Công ty lâm nghiệp Yên Lập diện tích đất giữ lại tiếp tục sử dụng là 2.003,58ha, diện tích bàn giao cho địa phương là 1.091,97ha; thực hiện thu hồi diện tích 86,57ha giao cho Chi cục Kiểm lâm, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (tại Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 14/4/2021) và thu hồi nguyên tắc diện tích 1.005,4 ha đất của Công ty lâm nghiệp Yên Lập sử dụng không hiệu quả, chồng lấn vào rừng phòng hộ, do tranh chấp, cấp trùng, giao trùng và sử dụng không đúng mục đích (tại Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 23/3/2021).
UBND tỉnh đã giao UBND huyện Yên Lập chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn và Công ty Lâm nghiệp Yên Lập rà soát, cắm mốc các vị trí Công ty Lâm nghiệp Yên Lập giữ lại tiếp tục sử dụng; xác định diện tích trả lại địa phương để lập hồ sơ thu hồi chi tiết trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt; dự kiến xong trong Quý I năm 2022.
3.9. Cử tri phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì kiến nghị:
- Đường vào khu Hương Trầm (liên quan đến 30 hộ dân) thuộc dự án đường Nguyễn Du do Công ty Cổ phần Giao thông Phú Thọ làm chủ đầu tư. UBND tỉnh đã có quyết dịnh thu hồi đất đường giao thông giao cho Trường Mầm non Đất Việt quản lý nhưng người dân không đồng ý. Đề nghị xem xét, trả lại đường đi cho người dân.
Năm 2015, UBND tỉnh Phú Thọ thu hồi đất của Công ty cổ phần giao thông Phú Thọ và giao cho Trường Mầm non Đất Việt (tại Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 23/7/2015); Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CV042111 ngày 19/3/2020 diện tích 4.006,4m2 (trong phạm vi giao đất có đoạn đường giao thông dân sinh cũ nhưng hiện tại vẫn còn vướng mắc tại thực địa nên chưa bàn giao đất tại vị trí này). Theo hồ sơ Quy hoạch chi tiết 1/500 đường Nguyễn Du và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường Nguyễn Du có tuyến đường giao thông (vị trí tiếp giáp khu đất của Trường Mầm non Đất Việt) vào khu dân cư thuộc tổ 3A, 3B thuận lợi hơn cho người dân đi lại để thay thế cho tuyến đường dân sinh cũ (nằm trong phần diện tích đất giao cho Trường Mầm non Đất Việt). Hiện nay, tuyến đường này đã cơ bản đã hoàn thiện, tuy nhiên còn một đoạn chiều dài khoảng 15m đấu nối với đường giao thông hiện trạng vào khu dân cư, chưa giải phóng mặt bằng nên chủ đầu tư chưa hoàn thiện hạ tầng theo dự án được duyệt.
Như vậy, việc thu hồi diện tích đất đường giao thông giao cho Trường Mầm non Đất Việt là đúng quy hoạch chi tiết được duyệt, khi thực hiện sẽ đảm bảo cảnh quan đô thị, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông của khu vực. UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Việt Trì khẩn trương thực hiện các thủ tục liên quan để giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất còn vướng mắc tại vị trí đường giao thông vào khu dân cư thuộc tổ 3A, 3B theo quy hoạch chi tiết được duyệt để giao cho chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2021.
- Hiện nay tổ 13, khu 1, phường Dữu Lâu có 16 hộ dân đang ở nhà mua thanh lý của Công ty Lương thực và Thương mại Vĩnh Phú từ năm 1991;
tuy nhiên đến nay không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 phê duyệt khu vực này thuộc quy hoạch chống lũ. Đề nghị xem xét cơ chế giải quyết vướng mắc để bảo đảm đời sống Nhân dân vì các hộ dân đã ở ổn định từ nhiều năm, trước khi có Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tại khu lương thực cũ, tổ 13 khu 1 phường Dữu Lâu có 8 hộ dân mua nhà thanh lý của Công ty Lượng thực Vĩnh Phú (nay là Công ty cổ phần Lương thực và Thương mại Phú Thọ) từ năm 1991, sử dụng từ đó đến nay. Vị trí này theo Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Việt Trì đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 là đất ở đô thị. Quá trình sử dụng, một số hộ đã chia tách, chuyển nhượng cho các hộ khác, đến nay có 16 hộ đang trực tiếp sử dụng.
Ngày 21/3/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 611/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần Lương thực và Thương mại Phú Thọ giao cho UBND thành phố Việt Trì quản lý để công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân mua nhà thanh lý tại địa bàn phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh giao UBND thành phố Việt Trì khẩn trương thực hiện các thủ tục để công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân mua nhà thanh lý tại địa bàn phường Dữu Lâu.
3.10. Cử tri phường Vân Phú kiến nghị: Dự án Khu đô thị Bắc Việt Trì do Công ty Gia Bách làm chủ đầu tư đã dừng triển khai nhiều năm; năm 2017 đã thực hiện bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý. Liên quan đến dự án nêu trên có 06 hộ dân thuộc khu 3, phường Vân Phú đã nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa được giao đất tái định cư. Nay các hộ dân có nguyện vọng xin trả lại tiền bồi thường và tiếp tục sử dụng đất ổn định. Đề nghị xem xét, giải quyết nguyện vọng của các hộ dân
Nội dung kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã có Văn bản số 3952/UBND-KTN ngày 06/9/2021 chỉ đạo UBND thành phố Việt Trì và Trung tâm Phát triển quỹ đất rà soát đối với các hộ dân bị thu hồi đất đã nhận tiền bồi thường khi thực hiện Dự án Khu đô thị mới Bắc Việt Trì như sau: (1) Thửa đất bị thu hồi có đất nằm ngoài ranh giới quy hoạch chi tiết và phương án khai thác quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất, giao UBND thành phố Việt Trì hủy quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, lập hồ sơ điều chỉnh, đưa ra khỏi phạm vi giao đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, đồng thời thông báo yêu cầu các hộ dân hoàn trả tiền đã nhận bồi thường cho nhà nước theo quy định. (2) Thửa đất bị thu hồi đất nằm trong phạm vi, ranh giới quy hoạch chi tiết và phương án khai thác quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt và đề xuất phương án bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất ở chưa được giao đất tái định cư theo quy định.
Đề nghị quý cử tri phối hợp với UBND thành phố Việt Trì và Trung tâm Phát triển quỹ đất để giám sát, thực hiện.
3.11. Cử tri xã Thụy Vân đề nghị xem xét điều chỉnh giảm mức thu phí đo đạc, lập hồ sơ thửa đất vì giá quá cao, không phù hợp với thực tế
Việc đo đạc, lập hồ sơ thửa đất để phục vục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo 02 hình thức, gồm: Trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc có bản đồ địa chính nhưng đã biến động; trích lục thửa đất đối với nơi đã có bản đồ địa chính.
Về Đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ; hộ gia đình, cá nhân truy cập vào Trang Công báo điện tử tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu, đối soát. Đơn giá trên được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, việc điều chỉnh đơn giá của UBND tỉnh Phú Thọ chỉ được thực hiện sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017.
3.12. Cử tri phường Bến Gót đề nghị kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động vi phạm của các doanh nghiệp tại khu vực bến bãi thuộc địa bàn phường
Bến Gót; đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Bình Sơn có địa chỉ tại khu Hồng Hà 1 (phía dưới cầu Văn Lang) tập kết than và nghiền than, khiến bụi bay gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong Nhân dân
Ngày 04/9/2021, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định: Số 2224/QĐ-UBND về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều đối với Doanh nghiệp tư nhân Bình Sơn. Mức xử phạt gồm: Phạt tiền 250.000.000 đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu; số 2226/QĐ-UBND về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều đối với Công ty cổ phần khoáng sản Tây Bắc. Mức xử phạt gồm: Phạt tiền 110.000.000 đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu; số 2225/QĐ-UBND về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều đối với ông Điêu Quý Lâm. Mức xử phạt gồm: Phạt tiền 55.000.000 đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Việt Trì, phối hợp với sở, ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này trên địa bàn theo quy định.
3.13. Cử tri huyện Cẩm Khê đề nghị (1) giải quyết tình trạng quá tải của rác thải sinh hoạt, nhất là tại các điểm tập kết rác thải tập trung tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, đã và đang ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của người dân; (2) chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt (Nhà máy điện rác) tập trung để giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải rác sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các điểm tập kết rác thải tập trung trên địa bàn huyện
(1) Về nội dung đề nghị giải quyết tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt: Đến nay UBND huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện, hoàn thành 22/24 xã, thị trấn đầu tư xây dựng bãi tập kết rác thải và đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng (02 xã còn lại đang thực hiện đầu tư xây dựng).
Đối với công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện, Ban Quản lý các công trình công cộng huyện đã triển khai tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại Công ty Cổ phần Xử lý chất thải Phú Thọ từ ngày 08/9/2021. Tại xã khu vực nông thôn, UBND các xã và các cơ quan, đơn vị liên quan đã tổ chức hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân tự phân loại rác thải tại nguồn; đồng thời xây dựng kế hoạch, quy chế thu gom, vận chuyển rác thải và tổ chức thực hiện đồng bộ theo chu trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi tập kết rác thải của địa phương.
(2) Về nội dung đề nghị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt (Nhà máy điện rác):
Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện Trạm Thản của Công ty TNHH năng lượng môi trường Tianyu Phú Thọ được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại quyết định số 2317/QĐ-UBND ngày 11/9/2017; mục tiêu: xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát điện; Quy mô giai đoạn I: 500 tấn/ngày đêm; Tổng mức đầu tư: 90 triệu USD (chia 2 giai đoạn); Thời gian hoàn thành: tháng 9/2022. Qua kiểm tra, đánh giá tiến độ dự án, dự kiến nhà máy hoàn thành đi vào hoạt động tháng 7/2022 (trước thời hạn 02 tháng so với tiến độ đã được quyết định chủ trương đầu tư).
Căn cứ vào yêu cầu tiến độ dự án, việc thu gom xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh cũng như trên địa bàn huyện Cẩm Khê, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng tiếp tục giám sát, đôn đốc nhà thầu triển khai, bảo đảm kế hoạch đề ra.
3.14. Cử tri xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba đề nghị nâng mức phí thu gom rác thải để khuyến khích và tăng trách nhiệm của đơn vị thực hiện dịch vụ; hiện nay mức phí thu gom rác thải còn thấp, chưa khuyến khích được đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải, phần nào ảnh hưởng đến môi trường sống
Nguồn kinh phí đảm bảo chi phí thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hiện nay ngoài nguồn vốn ngân sách bảo đảm, nguồn xã hội hóa, nguồn huy động khác, còn bao gồm cả nguồn thu từ giá dịch vụ.
- Về quy định mức giá dịch vụ đối với công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, cơ quan, cở sở kinh doanh... đến địa điểm tập kết rác thải (bãi rác tập trung hoặc nơi xử lý trên địa bàn):
Giá dịch vụ đang thực hiện theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 10/2/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ. Mức giá dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt nêu trên được xây dựng dựa trên nguyên tắc mức thu để bù đắp chi phí dịch vụ. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị rà soát, tổ chức các mô hình và hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại thực trạng hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại địa phương, nếu mức giá tối đa (theo Quyết định 05/2017/QĐ-UBND ngày 10/2/2017) vẫn không đủ bù đắp chi phí dịch vụ, UBND tỉnh giao sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị nghiên cứu xây dựng phương án giá dịch vụ mới cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Về quy định mức giá dịch vụ đối với công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ điểm tập kết rác thải (từ các huyện) đến Xí nghiệp chế biến rác thải và quy định mức giá xử lý rác thải sinh hoạt:
- Tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ: Mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ điểm tập kết rác ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ đến nơi xử lý (Xí nghiệp chế biến rác thải Việt Trì) quy định tại Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 20/4/2017 của UBND tỉnh. Đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 20/4/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ.
- Đối với các huyện còn lại: Chưa được quy định mức giá dịch vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải. Căn cứ lộ trình đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở nguồn lực được bố trí trong cân đối hàng năm và các nguồn vốn khác, các huyện chủ động lựa chọn phương án thu gom, xử lý rác thải để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Hiện tại, Sở Xây dựng đang phối hợp với cơ quan liên quan hoàn thiện
đơn giá dịch vụ công ích môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định trong tháng 12/2021.
4. Lĩnh vực Xây dựng, Công Thương, Điện năng:
4.1. Cử tri thành phố Việt Trì phản ánh Sau khi có quy hoạch dự án, một số hộ dân tự ý cơi nới hoặc đầu tư thêm vào công trình nhà ở để được hưởng lợi từ công tác bồi thường. Tình trạng này ngoài việc gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư, phức tạp trong công tác tính toán bồi thường, còn gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự do tình trạng đơn thư, kiến nghị đòi hỏi quyền lợi không chính đáng của các hộ dân liên quan. Đề nghị xem xét thay thế bằng phương thức tính toán đơn giá bồi thường/m2 theo cấp nhà xây dựng để khắc phục hạn chế nêu trên
Hiện nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang được thực hiện theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ, theo đó giá trị bồi thường đối với các hạng mục trên được tính toán trên cơ sở tổng giá trị khối lượng các công việc để xây dựng nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh.
4.2. Cử tri khu Né, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn phản ánhDự án điện đang triển khai tại khu Né do EU tài trợ xây dựng trạm mới và đường hạ thế; đề nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công bổ sung thêm cột điện đoạn qua cánh đồng Né vì đường dây qua cánh đồng hiện tại quá võng, không đảm bảo an toàn trong mùa lũ khi nước dâng cao; sớm đóng điện và bảo đảm điện áp trong quá sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân
Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018-2020 do EU tài trợ được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3527/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 với khối lượng đầu tư gồm: 37 trạm biến áp, 81km đường dây trung áp, 171km đường dây hạ áp, cấp điện cho 5.049 hộ dân. Địa điểm đầu tư thuộc 22 xã trên địa bàn 03 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, trong đó có xóm Né, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn. Đối với đường điện qua cánh đồng khu Né xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn khi triển khai thi công và nghiệm thu đóng điện, bảo đảm khoảng cách an toàn điện theo quy định.
Tuy nhiên thời gian qua do thời tiết mưa nhiều nên mực nước tại cánh đồng xóm Né dâng lên bất thường dẫn đến khoảng cách an toàn điện không đảm bảo theo quy định.
UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Điện lực Phú Thọ, Điện lực Thanh Sơn thực hiện cắm 03 biến cảnh báo an toàn dọc theo chiều dài đường dây, đồng thời lập phương án kỹ thuật nâng độ cao các vị trí cột để đảm bảo khoảng cách an toàn điện theo quy định.
4.3. Cử tri huyện Tam Nông đề nghị có giải pháp để chống quá tải điện, bảo đảm nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân tại các xã Tề Lễ, Quang Húc, Hưng Hóa, Vạn Xuân, Thọ Văn, Bắc Sơn. Do nhu cầu sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt tăng nhanh, đặc biệt vào mùa nắng nóng, điện áp vào giờ cao điểm không đảm bảo; Cử tri huyện Cẩm Khê phản ánh: Hiện nay lượng điện cung cấp cho người dân tại một số trạm biến áp trên địa bàn bị thiếu hụt, điện yếu, mất điện thường xuyên (nhất là vào giờ cao điểm), gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày và tuổi thọ của các thiết bị điện. Đề nghị tiếp tục quan tâm nâng cấp công suất, cân pha, san tải một số trạm; đồng thời khảo sát đầu tư, xây mới các trạm biến áp để đảm bảo lượng điện cung cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân; Cử tri các xã Văn Bán, Tiên Lương, Minh Tân, huyện Cẩm Khê đề nghị khảo sát, nâng cấp đường điện hạ thế do đường dây điện đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho người dân
Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực Phú Thọ đã đầu tư cải tạo lưới điện huyện Tam Nông và Cẩm Khê, cụ thể: Đối với huyện Cẩm Khê: Giai đoạn 2019-2021 đã đầu tư xây dựng mới 124,3km ĐZ trung áp; 160 TBA với tổng công suất 37.140 kVA và 78km đường dây 0,4kV. Năm 2021 xây dựng mới TBA 110kV Cẩm Khê 2 cấp điện cho Khu công nghiệp Cẩm Khê, dự kiến đóng điện nghiệm thu cuối tháng 10/2021. Đối với huyện huyện Tam Nông: Giai đoạn 2019-2021 đã đầu tư xây dựng mới 88,5km ĐZ trung áp; 95 TBA với tổng công suất 21.360kVA và 50,04km đường dây 0,4kV. Đến nay lưới điện các huyện Cẩm Khê, huyện Tam Nông nói riêng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân.
Mặc dù hàng năm Công ty Điện lực Phú Thọ xây dựng các phương án đầu tư cải tạo lưới điện báo cáo Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc bố trí nguồn lực đầu tư chống quá tải lưới điện và sửa chữa tối thiểu lưới điện trên địa bàn tỉnh nhưng Tổng Công ty điện lực Miền Bắc còn phải cân đối nguồn lực chung cho toàn bộ khu vực các tỉnh phía Bắc nên mới đáp ứng một phần chưa đáp ứng toàn bộ yêu cầu theo kế hoạch. Mặt khác, trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Tam Nông có một số khu vực dân cư thưa thớt, sống không tập trung, nằm cách xa trung tâm vẫn còn một phần lưới điện hiện trạng chưa được cải tạo; đồng thời các đường dây do người dân tự kéo từ sau công tơ về đến hộ gia đình có tiết diện nhỏ, không đảm bảo kỹ thuật, không được cải tạo sửa chữa. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, các hộ dân sử dụng thêm các thiết bị công suất lớn như bình nước nóng, điều hòa, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện,... dẫn đến vào một số giờ cao điểm trong các ngày nắng nóng cục bộ, điện áp về đến hộ sử dụng điện tại các khu vực này có thể bị xuống thấp, ảnh hưởng đến việc sử dụng điện.
Để đảm bảo việc cấp điện cho khu vực trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo
Công ty Điện lực Phú Thọ tiến hành kiểm tra, rà soát thực trạng tại các khu vực cử tri nêu. Đối với các tồn tại nhỏ Công ty đã cho xử lý ngay để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho người dân; Đối với các trường hợp phải bố trí nguồn vốn để sữa chữa lớn hoặc đầu tư, giao Công ty lập các phương án báo cáo Tổng công ty Điện lực miền Bắc bố trí nguồn vốn trong thời gian tiếp theo.
II. Nhóm ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến ngành, lĩnh vực: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông
1. Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
1.1. Cử tri xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao đề nghị giải quyết kịp thời tiền chế độ mai táng phí của các đối tượng người có công từ trần, hiện nay khoản tiền này chi trả rất chậm (khoảng 9 tháng đến 01 năm mới được chi trả)
Tiếp thu phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lâm Thao rà soát, kiểm tra, kết quả như sau:
Thời điểm từ ngày 01/01/2021 đến 15/10/2021, UBND xã Thạch Sơn đã tiếp nhận 07 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết mai táng phí đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng từ trần. Các hồ sơ nói trên đều được giải quyết đúng thời gian quy định (tối đa không quá 25 ngày kể từ ngày thân nhân người có công nộp đủ hồ sơ hợp lệ, gồm 5 ngày tại cấp xã, 10 ngày tại cấp huyện và 10 ngày tại cấp tỉnh). Việc chi trả tiền mai táng phí được thực hiện vào tháng liền kề của tháng ban hành Quyết định trợ cấp mai táng phí, được cán bộ cấp xã thực hiện chi trả. Qua rà soát, kiểm tra thực tế, các hộ gia đình nói trên đều đã xác nhận được nhận đủ tiền và đúng thời gian quy định; không có hồ sơ giải quyết chậm muộn hoặc chi trả trợ cấp chậm muộn.
Tuy nhiên, trong 7 trường hợp nêu trên, có trường hợp hồ sơ của bà Nguyễn Thị Năng, sinh năm 1920, là thân nhân liệt sỹ. Bà Nguyễn Thị Năng từ trần tháng 12/2019, đến ngày 05/01/2021 gia đình mới hoàn thiện hồ sơ đề nghị trợ cấp mai táng phí nộp về UBND xã Thạch Sơn. Ngày 26/01/2021, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 118/QĐ-SLĐTBXH (NCC) về việc trợ cấp đối với thân nhân của người có công với cách mạng từ trần. Cán bộ xã Thạch Sơn đã thực hiện chi trả tiền trợ cấp đối với gia đình bà Nguyễn Thị Năng vào ngày 02/2/2021 theo quy định.
2. Lĩnh vực Nội vụ
2.1. Cử tri huyện Thanh Thủy đề nghị tăng mức phụ cấp đối với trưởng các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư do mức phụ cấp đang hưởng hiện nay là quá thấp (140.000 đồng/tháng); bên cạnh đó, các chi hội phó, thanh tra nhân dân khu dân cư không được hưởng chế độ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc được giao
Theo quy định tại khoản 6, Điều 2, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:
- Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
- Căn cứ mức khoán quỹ phụ cấp của Chính phủ và căn cứ nguồn ngân sách của tỉnh,Ủy ban nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh quy định cụ thể: chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở khu dân cư.
Căn cứ quy định của Chính phủ và khả năng cân đối nguồn ngân sách của tỉnh, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 14/12/2019 quy định mức phụ cấp chi trả cho người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư (gồm 03 chức danh: Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban công tác mặt trận và có tính đến quy mô khu: khu loại 1, khu loại 2 và khu loại 3), và quy định mức khoán kinh phí hoạt động đối với các chi hội thuộc tổ chức chính trị - xã hội ở khu dân cư (Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên), Ban công tác Mặt trận, Chi hội người cao tuổi ở khu dân cư, cụ thể:
- Khoán kinh phí hoạt động đối với khu đặc biệt khó khăn, khu thuộc xã đặc biệt khó khăn và xã ATK (thực hiện theo quy định tại Thông tư số 49/2012/TT-BTC ngày 20/3/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí hoạt động của Chi hội thuộc các tổ chức chính trị - xã hội thuộc các xã đặc biệt khó khăn, bao gồm: Ban công tác Mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội người cao tuổi): 16,9 triệu/khu/năm (= 234.722 đồng/chi hội/tháng).
- Khoán kinh phí hoạt động đối với khu không thuộc khu đặc biệt khó khăn: 11,6 triệu/khu/năm (= 161.000 đồng/chi hội/tháng).
Như vậy, ngoài quy định của Nhà nước đối với khu đặc biệt khó khăn, Nghị quyết của HĐND tỉnh còn quy định khoán kinh phí hoạt động đối với chi hội ở khu không thuộc khu đặc biệt khó khăntrên cơ sở khả năng đáp ứng nguồn ngân sách của tỉnh chi trả và đảm bảo kinh phí hoạt động của các chi hội thuộc khu đặc biệt khó khăn và khu không thuộc khu đặc biệt khó khăn (không quy định mức chi cụ thể đối với từng chức danh trong chi hội ở khu dân cư).
Tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri, trong thời gian tới, khi Chính phủ có điều chỉnh về chính sách, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách của Tỉnh.
2.2. Cử tri xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa phản ánh: Xã Vĩnh Chân sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã có 14 khu, trong đó có 12/14 khu được công nhận là khu miền núi, còn 02 khu (khu 13, khu 14) thuộc xã Vụ Cầu cũ chưa được công nhận là khu miền núi. Cử tri đề nghị xem xét, công nhận khu 13, khu 14 xã Vĩnh Chân là khu miền núi để người dân cũng được hưởng chế độ chính sách chung trên cùng địa bàn xã.
Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 của tỉnh, 03 xã của huyện Hạ Hòa là: xã Vụ Cầu (xã đồng bằng), xã Mai Tùng (xã miền núi), xã Vĩnh Chân (xã miền núi) sáp nhập thành 01 xã mới là xã Vĩnh Chân (trong đó: thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập khu dân cư trên địa bàn tỉnh, xã Mai Tùng có 04 khu dân cư sau sắp xếp, sáp nhập còn 03 khu dân cư, xã Vĩnh Chân có 12 khu dân cư sau sắp xếp, sáp nhập còn 09 khu dân cư; xã Vụ Cầu có 06 khu dân cư sau sắp xếp, sáp nhập còn 02 khu dân cư là khu 13, khu 14). Như vậy, sau sắp xếp tổng số khu dân cư xã Vĩnh Chân mới là: 14 khu.
Hiện nay, Trung ương chưa có quy định về khu dân cư miền núi, chỉ quy định xã miền núi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, Ủy ban Dân tộc chưa ban hành quy định cụ thể xã sau khi sáp nhập là xã miền núi hay xã đồng bằng. Mặt khác, Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (kèm theo Danh sách xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Thọ phân định theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025) không quy định xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa thuộc danh sách xã miền núi.
2.3. Cử tri huyện Tân Sơn phản ánh: Đội ngũ trí thức trẻ thuộc Đề án 500 của Bộ Nội vụ về công tác tại địa phương, trong đó huyện Tân Sơn có 07 trí thức trẻ; theo phương án của Tỉnh sẽ sắp xếp vị trí việc làm cho đội ngũ này sau khi kết thúc Đề án. Hiện nay số người này chưa được bố trí việc làm; cử tri đề nghị quan tâm tạo điều kiện cho xét tuyển đối với 07 trí thức trẻ nêu trên
Theo quy định, đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nếu còn biên chế được xét chuyển sang cán bộ, công chức cấp xã (tại Văn bản số 5958/BNV-CTTN ngày 05/12/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tuyển dụng đội viên Đề án 500 trí thức trẻ).
Để đảm bảo bố trí công tác đối với 07 đội viên Đề án 500 trí thức trẻ, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ có Văn bản số 976/SNV-XDCQ&CTTN ngày 15/9/2021 về việc tuyển dụng Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ của huyện Tân Sơn, trong đó đề nghị UBND huyện Tân Sơn căn cứ biến chế số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định, thực hiện:
- Rà soát số lượng cán bộ cấp xã chưa kiện toàn, đang bố trí kiêm nhiệm và năng lực của đội viên Đề án 500, phối hợp với cơ quan chức năng kiện toàn vào các chức danh cán bộ cấp xã (Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…) phù hợp với trình độ, năng lực của đội viên Đề án.
- Rà soát số lượng công chức cấp xã còn thiếu, cần thiết phải bổ sung, tổ chức xét tuyển đội viên Đề án 500 có trình độ chuyên môn phù hợp.
Hiện nay, UBND huyện Tân Sơn đang tổ chức triển khai thực hiện việc bố trí đội viên Đề án 500 vào cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tân Sơn.
2.4. Cử tri xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì đề nghị: Khu dân cư Cẩm Đội xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì có khoảng 1.100 hộ bao gồm: Thôn Cẩm Đội (800 hộ); khu tái định cư khu công nghiệp Thụy Vân (195 hộ) và chung cư Hà Thành (100 hộ). Đề nghị chia tách khu dân cư Cẩm Đội thành 2 khu trong đó khu tái định cư và khu chung cư Hà Thành là một khu dân cư mới.
Năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập khu dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo quy định. Thành phố Việt Trì đã xây dựng Đề án sắp xếp, sáp nhập khu dân cư, tuy nhiên chưa có phương án tách khu dân cư Cẩm Đội, xã Thụy Vân thành 02 khu dân cư trong đó khu dân cư tái định cư khu công nghiệp và khu chung cư Hà Thành là một khu dân cư mới.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị kiểm tra, rà soát, đề xuất UBND tỉnh việc cần thiết tiếp tục chia tách một số khu dân cư trên địa bàn tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Lĩnh vực Văn hóa
3.1. Cử tri xã Bình Phú, huyện Phù Ninh đề nghị xem xét duy tu, bảo trì Đình Tranh Ngoài (Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh), hiện đang xuống cấp nghiêm trọng
Tiếp nhận ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND huyện Phù Ninh tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế hiện trạng xuống cấp củadi tích Đình Tranh Ngoài tại xã Bình Phú, huyện Phù Ninh. Căn cứ kết quả kiểm trahiện trạng di tích,Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đã có văn bản số 712/SVHTTDL-QLDSVH ngày 29/9/2021 hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo Di tích, đồng thời đề nghị UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo UBND xã Bình Phú và các đơn vị liên quan thực hiệntheo hướng dẫn, gửi hồ sơ để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm tra, báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện tu bổ, tôn tạo Di tích nêu trên.
4. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
4.1. Cử tri xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba đề nghị rà soát và có cơ chế hỗ trợ đối với những giáo viên, cô nuôi dạy trẻ ở các xã đã nghỉ việc từ năm 1990 trở về trước nhưng chưa được hưởng bất kỳ một chế độ nào của nhà nước.
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Hội Cựu giáo chức Việt Nam (văn bản số 333/TB-VPCP ngày 02/8/2017 của Văn phòng Chính phủ); thực hiện Văn bản số 605/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 12/4/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hội Cựu giáo chức Việt Nam rà soát, báo cáo thống kê số lượng giáo viên mầm non nghỉ công tác nhưng chưa được hưởng chế độ đề có cơ sở trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách.
Theo kết quả rà soát, thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 14.151 giáo viên mầm non nghỉ công tác chưa được hưởng chế độ. Sở Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, trình Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ chưa ban hành quy định cụ thể về hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên. Thời gian tới, khi Trung ương ban hành quy định, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên, cô nuôi dạy trẻ đã nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh.
4.2. Cử tri huyện Thanh Thủy đề nghị xét tuyển biên chế đối với giáo viên mầm non đã hợp đồng giảng dạy nhiều năm, do mức lương giáo viên hợp đồng hiện nay (2.480.000 đồng/tháng) là quá thấp, không đảm bảo cuộc sống; Cử tri là giáo viên mầm non xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn đề nghị quan tâm, có chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non hợp đồng đã đóng bảo hiểm (nhất là giáo viên hợp đồng từ 10 năm trở lên); đồng thời xem xét, ưu tiên xét duyệt biên chế để giáo viên hợp đồng yên tâm công tác lâu dài.
Trong những năm gần đây, quy mô giáo dục mầm non ngày càng phát triển, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non ra lớp ngày càng tăng, trong khi biên chế, số lượng người làm việc được giao chưa đảm bảo định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do vậy trên địa bàn tỉnh còn nhiều trường phải hợp đồng giáo viên. Để tháo gỡ khó khăn về thu nhập, HĐND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kinh phí đóng góp bảo hiểm và một phần chi phí tiền lương giáo viên hợp đồng theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND. Tuy nhiên, đến nay mức lương cơ sở thay đổi, chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, qua rà soát cho thấy mức hỗ trợ theo quy định trên còn thấp. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan phối hợp rà soát, báo cáo UBND tỉnh căn cứ tình hình ngân sách địa phương để trình HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh tăng mức hỗ trợ chi trả tiền lương đối với giáo viên mầm non hợp đồng, đồng thời tiếp tục chỉ đạo xây dựng Đề án xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án sắp xếp, sáp nhập cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, qua đó rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp lại đội ngũ giáo viên các cấp. Sau khi các địa phương hoàn thành việc sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục và căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xem xét việc tuyển dụng bổ sung giáo viên mầm non. Trước mắt, tỉnh ưu tiên tuyển dụng bổ sung giáo viên tiểu học, THCS và THPT để đảm bảo đội ngũ triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Về ưu tiên cho giáo viên hợp đồng trong tuyển dụng viên chức: Hiện nay, việc tuyển dụng viên chức được thực hiện theo quy định của Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Do vậy, khi triển khai thực hiện tuyển dụng viên chức giáo viên, cơ quan tuyển dụng sẽ thực hiện chính sách ưu tiên theo các quy định nêu trên.
4.3. Cử chi huyện Lâm Thao đề nghị xem xét bổ sung, tăng biên chế giáo viên cho các trường Tiểu học và THCS do hiện nay còn thiếu giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh có tình trạng thiếu số người làm việc. Tổng số chỉ tiêu làm việc được giao cho các cơ sở giáo dục công lập tỉnh Phú Thọ năm 2021 là 22.337 chỉ tiêu viên chức (CBQL 2.195, GV 18.555; NV 1.587), trong đó mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: 20.047 chỉ tiêu, trung học phổ thông: 2.290 chỉ tiêu.
Đối chiếu quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/07/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập: Hiện nay tỉnh Phú Thọ còn thiếu 4.513 biên chế sự nghiệp giáo dục (1.383 biên chế nhân viên trường học, 528 biên chế giáo viên Tiểu học và 2.602 biên chế giáo viên Mầm non).
Để bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, giảm bớt áp lực quá tải đối với viên chức sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh, ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh đã trình Bộ Nội vụ Kế hoạch số 2410/
KH-UBND về số lượng người làm việc và hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022, trong đó đề nghị Bộ Nội vụ giao bổ sung 4.513 biên chế sự nghiệp giáo dục còn thiếu so với quy định. Khi Bộ Nội vụ có văn bản về việc giao tỉnh Phú Thọ số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo đề xuất UBND tỉnh về việc giao bổ sung số lượng giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4.4. Cử tri huyện Lâm Thao đề nghị xem xét việc nâng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế để đảm bảo chế độ cho giáo viên.
Sau khi nghiên cứu, nhận thấy mức hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế từ ngân sách tỉnh còn hạn chế theo phản ánh của cử tri huyện Lâm Thao và ý kiến của một số cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính đã chủ trì, nghiên cứu, xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, giai đoạn 2022 - 2025; trong đó đã xem xét nâng mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế. Phương án nâng mức hỗ trợ đã được Sở Tài chính xây dựng, xin ý kiến tham gia của các cơ quan đơn vị có liên quan, các huyện thành thị (tại văn bản số 1779/STC-QLNS ngày 06/10/2021) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt vào cuối năm 2021.
5. Lĩnh vực Y tế
5.1. Cử tri thị trấn Thanh Ba và các xã Hanh Cù, Quảng Yên, Mạn Lạn huyện Thanh Ba đề nghị xem xét cho giữ lại trạm y tế của xã cũ làm cơ sở để có điều kiện sơ, cấp cứu cho nhân dân, vì sau sáp nhập trạm y tế tại địa điểm mới cách khu dân cư của các xã quá xa.
Theo Nghị quyết số 72/NQ-TU ngày 29/5/2019 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch số 6017/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 26/12/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019-2021, tỉnh Phú Thọ có 80 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp thành 28 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm cả các trạm y tế tuyến xã).
Việc sắp xếp trạm y tế địa bàn huyện Thanh Ba nói riêng và trong toàn tỉnh Phú Thọ nói chung là đúng với quy định của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tinh gọn các đầu mối, tránh dàn trải về nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị, giúp các trạm y tế hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đáp ứng yêu cầu của xu hướng phát triển chung của xã hội.
- Đối với Thị trấn Thanh Ba: Trạm y tế Thị trấn Thanh Ba cũ (tại khu 3 thị trấn Thanh Ba), do cơ sở vật chất xây dựng từ năm 1980, đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản của người bệnh và cán bộ y tế, không đảm bảo hoạt động của trạm y tế; vì vậy Sở Y tế đã quyết định điều chuyển trụ sở Trạm Y tế Thị trấn đến tầng 1 trụ sở Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba cơ sở 2 (Bệnh viện khu vực Chè Sông Lô cũ - địa chỉ khu 4 Thị trấn Thanh Ba). Đến nay, Trạm y tế Thị trấn Thanh Ba hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Đối với xã Hanh Cù: Trụ sở trạm y tế xã mới đặt tại Trụ sở UBND xã Thanh Vân (cũ) và dự kiến sẽ xây dựng thành Phòng khám đa khoa để người dân được tiếp cận với nhiều chuyên khoa sâu ngay tại địa bàn xã mà không phải di chuyển lên Trung tâm Y tế huyện như trước đây.
- Đối với xã Quảng Yên (mới): Trụ sở trạm y tế mới đặt tại xã Quảng Yên (mới) gần UBND xã. Khoảng cách xa nhất trên địa bàn xã đến Trạm y tế Quảng Yên (mới) là khoảng 7 km và trung bình là khoảng 04 km.
- Đối với xã Hoàng Cương (mới): Trụ sở trạm y tế mới đặt tại xã Thanh Xá (cũ) liền kề với UBND xã. Khoảng cách xa nhất trên địa bàn xã đến Trạm y tế Hoàng Cương (mới) là khoảng 05 km và trung bình là khoảng 03 km.
- Đối với xã Mạn Lạn (mới): Trụ sở trạm y tế mới đặt tại xã Phương Lĩnh (cũ) thuộc Trung tâm của xã mới. Khoảng cách xa nhất trên địa bàn xã đến Trạm y tế Mạn Lạn (mới) là khoảng 04 km và trung bình là khoảng 02 km.
Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện Thanh Ba nói chung và tại các xã thuộc diện sáp nhập, bao gồm đường giao thông liên thôn, liên xã,
liên huyện là đường nhựa hoặc đường bê tông kiên cố, bảo đảm giao thông thuận tiện. Vị trí các trạm y tế các xã sau sáp nhập được đặt tại vị trí cơ bản
bảo đảm thuận tiện cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
5.2. Cử tri thị trấn Thanh Ba, các xã Hanh Cù, Quảng Yên, Mạn Lạn, huyện Thanh Ba đề nghị xem xét việc nâng mức phụ cấp cho cán bộ y tế thôn bản; theo phản ánh của cử tri, mức phụ cấp hiện nay là rất thấp
Chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế đến nay Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định đối tượng thụ hưởng là nhân viên y tế thôn bản tại các xã (theo quy định tại Quyết định số 75/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của TTCP), theo đó: Nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn được hưởng chế độ phụ cấp mức 0,5 mức lương cơ sở; tại các xã còn lại được hưởng chế độ phụ cấp mức 0,3 mức lương cơ sở.
Riêng đối với phụ cấp cho nhân viên y tế khu dân cư tại phường, thị trấn: Căn cứ thẩm quyền theo quy định, nguồn lực của NSĐP và để đảm bảo quyền lợi, khuyến khích, động viên nhân viên y tế tại phường, thị trấn; UBND tỉnh
đã trình HĐND tỉnh ban Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021
quy định mức bồi dưỡng đối với nhân viên y tế tại khu dân cư thuộc phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (ngoài phạm vi áp dụng của Quyết định
số 75/QĐ-TTg ngày 11/5/2009). Mức phụ cấp được quy định: 0,2 mức lương cơ sở/người/tháng.
Như vậy, ngoài việc đảm bảo phụ cấp cho nhân viên y tế xã theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ nguồn lực của địa phương, Tỉnh đã mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng cho nhân viên y tế khu dân cư tại phường,
thị trấn. Trong thời gian tới, khi Trung ương ban hành quy định chế độ mới cho nhân viên y tế thôn, bản; UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài chính sẽ tiếp tục
phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định mức phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản đảm bảo hiệu quả, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và đúng quy định pháp luật.
5.3. Cử tri huyện Hạ Hòa đề nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho Tổ Covid - 19 cộng đồng, vì thành viên Tổ Covid - 19 cộng đồng cơ bản là người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm 2020, có diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam. Trong thời gian qua cùng với cả nước, Nhân dân tỉnh Phú Thọ luôn đồng lòng cùng Nhà nước tuân thủ và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tỉnh Phú Thọ đã thành lập 6.184 Tổ Covid - 19 cộng đồng, với 30.920 người tham gia hoạt động theo tinh thần tự nguyện. Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", các thành viên trong Tổ Covid - 19 cộng đồng luôn tiên phong, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hỗ trợ lực lượng chức năng trong việc theo dõi, giám sát các trường hợp người dân đi, đến tại các tỉnh, thành phố về địa bàn; là tuyên truyền viên tích cực thông tin về tình hình dịch bệnh và nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Hiện nay, Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính Phủ mới chỉ quy định “Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch; Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập”, chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ cho các thành viên Tổ COVID - 19 cộng đồng.
Vì vậy, tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan theo dõi điều chỉnh về chính sách của Trung ương, căn cứ ngân sách của tỉnh, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ đối với Tổ Covid-19 cộng đồng trong thời gian tới.
6. Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông
6.1. Cử tri phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì phản ánh: Trên địa bàn khu 4, phường Dữu Lâu có 02 trạm thu phát sóng viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, khi thời tiết mưa bão kèm theo sấm sét đã xảy ra tình trạng sét đánh hỏng một số thiết bị điện, tài sản của người dân. Đề nghị kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các cột thu phát sóng này.
Ngay sau khi tiếp nhận ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành xác minh, kết quả cụ thể: 02 trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) trên địa bàn khu 4, phường Dữu Lâu mà cử tri phản ánh gồm có 01 trạm của doanh nghiệp Viettel, 01 trạm của doanh nghiệp Mobifone. Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc đo kiểm, đánh giá mức độ an toàn tiếp đất và chống sét đối với các trạm BTS này; UBND phường Dữu Lâu cũng đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp phối hợp giải quyết ý kiến của cử tri. Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông đã mời Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Phú Thọ) thực hiện việc đo kiểm, đánh giá chất lượng hệ thống tiếp đất, chống sét của các trạm BTS nói trên với sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương (UBND phường Dữu Lâu), Trưởng khu phố và đại diện người dân khu 4 (phường Dữu Lâu); kết quả đo kiểm đã xác định trị số điện trở tiếp địa chống sét của công trình đảm bảo theo yêu cầu của TCVN 8071:2009 “Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp địa”; TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”.