Thứ ba, 03/10/2023 14:09 Thứ ba, 03/10/2023

Hỏi đáp trực tuyến

Xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Người hỏi: Nguyễn Thị Xiêm

Hàng xóm nhà tôi trồng cây trước nhà xuyên qua đường dây dẫn điện nối vào khu dân cư thì có vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện không? Trường hợp này có bị xử phạt không và thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan nào? Xin trân trọng cảm ơn.

STT Nội dung Tài liệu đính kém
1

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về An toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn điện thì khoảng cách cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không ( tại Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và Mục 8 Điều 1 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP), quy định như sau:

          1. Đối với cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây.

          a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

Khoảng cách

Dây bọc

Dây trần

0,7 m

1,5 m

          b) Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

Dây trần

2,0 m

3,0 m

4,5 m

          c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

0,7 m

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

          d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

          2. Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn, khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 và 220 kV

500 kV

Khoảng cách

0,7 m

1,0 m

2,0 m

          3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.

          4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.

          - Nội dung của bà Nguyễn Thị Xiên hỏi vì bà chưa nêu cụ thể như: Đường dây bà nêu chưa có cấp điện áp, khoảng cách từ cây trồng đến đường dây dẫn điện bao nhiêu m? Nên Sở Công Thương chưa đủ căn cứ để xác định cây trồng có vi phạm hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không hay không. Đề nghị bà liên hệ với Chính quyền địa phương hoặc Điện lực thành phố Việt Trì để kiểm tra làm rõ nội dung bà phản ánh.

          - Về thẩm quyền xử phạt: căn cứ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (đối với trường hợp vi phạm này) gồm:

          + Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

          + Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Bộ Công Thương.

          + Trưởng Công an cấp huyện, thành, thị; Giám đốc Công an tỉnh.